Những kinh nghiệm cho Android được chia sẻ nhiều nhất 2016
1. Chế độ ban đêm trên Android 7.0
Night Mode là chế độ giảm thiểu ánh sáng xanh, giúp người dùng smartphone, máy tính bảng Android không bị lóa mắt khi sử dụng ban đêm. Để kích hoạt, chỉ cần vuốt thanh trạng thái và nhấn bật/tắt tính năng này.
Trải nghiệm chế độ Night Mode trên máy tính bảng:
2. Cách tiết kiệm/tăng thời lượng pin
Thời lượng pin là một trong những vấn đề được người dùng Android quan tâm trong 2016 bởi năm nay, dù được các nhà sản xuất thiết bị tối ưu về phần mềm nhưng công nghệ pin vẫn "giậm chân tại chỗ". Trên mạng, đã có nhiều chia sẻ về cách để tiết kiệm pin, trong đó như dùng hình nền tối màu, tắt các kết nối không dây (3G, 4G, Bluetooth, Wi-Fi, NFC), tắt ứng dụng nền, bật chế độ tiết kiệm pin, giảm thời gian chờ… Cách thức có thể xem qua video dưới đây:
3. Cách tăng tốc sạc
Có nhiều cách để sạc pin cho smartphone Android nhanh hơn, như sử dụng chế độ máy bay, tắt các kết nối không dây, tắt nguồn khi sạc, dùng sạc chính hãng, không nên vừa sạc vừa sử dụng… Với một số smartphone có hỗ trợ sạc không dây, hãy tận dụng chúng.
10 cách giúp tăng tốc độ sạc smartphone Android:
4. Cách "hạ nhiệt" thiết bị Android khi quá nóng
Đây là vấn đề khá phổ biến đối với người dùng smartphone, trong đó có smartphone Android. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, như bật quá nhiều ứng dụng cùng lúc, chạy những ứng dụng "nặng" (game, quay phim độ phân giải cao, game thực tế ảo)… gây ngốn tài nguyên CPU, cuối cùng gây quá tải và làm nóng phần cứng. Ngoài ra, việc nóng máy còn đến từ thói quen vừa sạc vừa sử dụng.
Smartphone thường quá nóng khi sử dụng ứng dụng đòi hỏi cấu hình máy cao, hoặc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. |
Do đó, cách tốt nhất là nên hạn chế các thao tác trên, tránh làm nóng, gây tổn hại từ đó làm hỏng hóc thiết bị. Nếu quá nóng, người dùng có thể tháo ốp lưng (nếu có), đặt thiết bị ở nơi mát như trước quạt, nhưng tránh đặt vào tủ lạnh bởi dễ hỏng học do nhiệt độ thay đổi nhiệt độ đột ngột.
5. Đa nhiệm trên Android
Từ phiên bản Android 7.0, Google bổ sung thêm tính năng chạy đa nhiệm nhiều cửa sổ. Không chỉ chia đôi màn hình như giao diện TouchWiz của Samsung, tính năng này còn độc đáo hơn khi cho phép các ứng dụng có thể hiển thị đè lên một phần giống nhau, tương tự như khi mở các cửa sổ khác nhau trên Windows.
Ngoài ra, người dùng có thể chuyển đổi ứng dụng nhanh bằng cách bấm đúp vào biểu tượng đa nhiệm ở thanh điều hướng để truy cập ngay ứng dụng sử dụng gần nhất.
Video sử dụng khả năng đa nhiệm trên smartphone Android:
6. Cách giữ thiết bị Android an toàn
Việc có rất nhiều vụ tấn công nhằm vào smartphone trong năm 2016 khiến người dùng thiết bị cầm tay này không thể làm ngơ. Trên Internet, đã có khá nhiều người tìm hiểu cách thức bảo mật cho thiết bị, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình có được. Độc giả có thể xem lại bài viết những cách giúp smartphone Android luôn an toàn tại đây.
7. Ẩn tập tin và thư mục
Trên Play Store, có một số ứng dụng có thể giúp người dùng ẩn tập tin và thư mục, như Smart Hide. Tuy nhiên, người dùng có thể tự ẩn tập tin và thư mục bằng tay mà không cần đến ứng dụng khác, bằng cách: Mở tập tin hoặc thư mục bằng ứng dụng file explorer > Nhấn đổi tên > thêm dấu chấm phía trước (ví dụ: từ Rename chuyển thành .Rename) > nhấn OK. Lúc này, máy sẽ nhận tập tin hoặc thư mục này là file hệ thống và ẩn đi.
Cách ẩn tập tin bằng cách đổi tên. |
Để hiện lại, bạn tìm lại file cũ (phải nhớ tên flie) và bỏ dấu chấm. Nếu không nhớ, bắt buộc bạn phải duyệt file đó trên máy tính, mở dưới dạng hiển thị file ẩn và loại bỏ dấu chấm.
8. Tăng hiệu quả cho thiết bị Android bằng ứng dụng bên thứ ba
Không chỉ khai thác tối đa chức năng máy, nhiều người dùng Android còn tìm đến các ứng dụng bên thứ ba để "tăng sức mạnh" cho smartphone của mình.
- Bảo vệ tập tin và thư mục bằng mật khẩu
Để giữ các tập tin và thư mục an toàn, người dùng có thể tải về các ứng dụng bảo vệ bằng mật khẩu cho chúng, như File Locker, Folder Lock hay FileSafe – Hide File/Folder. Những ứng dụng này bên cạnh việc bảo vệ hình ảnh riêng tư, video "nhạy cảm", tài liệu quan trọng… nó có thể phát hiện được ai đã cố gắng "đột nhập" vào thiết bị bằng cách chụp ảnh thông qua camera trước.
- Tải tập tin APK trực tiếp trên Play Store
Với một số thiết bị Android không có Google Play Store (một số mẫu Trung Quốc hoặc cài room tùy biến, tức custom room), người dùng chỉ có thể cài ứng dụng bên ngoài thông qua file APK. Cách đơn giản và an toàn nhất để tránh các file APK "trôi nổi" có dính virus là tải qua trang web như Apkleecher, Downloader-apk, APK-Dl, apkpure... sau đó cài đặt. Lưu ý, người dùng cần để chế độ cho phép cài ứng dụng bên thứ ba.
- Nghe nhạc trên YouTube khi đã tắt màn hình
Thông thường, ứng dụng YouTube và YouTube nền web trên Android sẽ tắt âm thanh khi thiết bị tắt màn hình. Để khắc phục điều này, người dùng có thể sử dụng một số ứng dụng như Floating Tube hay Audio Pocket…
- Thống kê tổng số lượng cuộc gọi, tin nhắn
Một số phiên bản Android không hỗ trợ quản lý và thống kê tổng số lượng/thời lượng cuộc gọi, tin nhắn nhưng nhiều ứng dụng có thể làm thay điều đó, ví dụ như Callistics. Ứng dụng này sẽ đếm tổng số lượng hay thời gian người dùng đã gọi, tổng số tin nhắn đã gửi và đã nhận. Ngoài chức năng trên, ứng dụng còn cho phép thống kê dung lượng dữ liệu sử dụng.
Bảo Lâm