Camera Samsung Galaxy A51 có gì mới?
Samsung Galaxy A51 chuẩn bị ra mắt thị trường với thiết kế ấn tượng. Samsung gọi chiếc điện thoại này là điện thoại "Samsung thế hệ mới". Tiên phong đột phá với Camera Macro 5MP chụp cận cảnh, Galaxy A51 cho phép bạn bắt trọn từng khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống.
Đây là thông số cụm camera:
- Cụm Camera gồm 4 camera sau và selfie phục vụ các nhu cầu chụp hình:
- Camera chính 48MP f/2.0
- Camera Macro 5MP f/2.4
- Camera góc rộng 12MP f/2.2
- Camera 5MP hỗ trợ thuật toán tách chủ thể & xử lý hậu cảnh - live focus.
- Camera selfie 32MP f/2.2
- Galaxy A51 là smartphone đầu tiên được SS trang bị phần cứng Camera Macro 5MP.
- Riêng Camera góc rộng nâng lên 12MP thay vì 8MP từ Galaxy A50s.
Về cụm camera tổng thể:
Samsung trang bị 4 camera sau và camera selfie cho Galaxy A51, trong đó vẫn có camera góc rộng 123 độ, camera hỗ trợ đo khoảng cách phục vụ cho tính năng "live-focus photo" và "live-focus video". Những tính năng này chúng ta đã trải nghiệm nhiều và thấy nhiều ảnh từ Note10/10plus rồi. Sẽ nói nhiều hơn về Camera Macro là điện thoại đầu tiên được trang bị, vì trước đây có một số điện thoại cũng có tính năng macro / super-macro rất hiệu quả nhưng là thuật toán phần mềm, sử dụng camera chính và dùng AI để stack focus hàng loạt rồi xử lý. Việc trang bị riêng cụm thấu kính và sensor cho việc chụp macro sẽ hiệu quả như nào, mai mốt có máy chúng ta sẽ trải nghiệm.
Về camera macro của Galaxy A51:
Macro photography có đối tượng là những vật thể rất nhỏ, chẳng hạn như côn trùng, hoa lá; đối tượng lớn hơn cũng có thể chụp, nhưng nên nhấn mạnh một vài chi tiết nhỏ. Chụp macro được nhiều người xem là chủ đề chụp thú vị, thư giản và hấp dẫn, nhưng cũng không ít những thách thức khó khăn và kiên nhẫn... với điện thoại có thể sẽ đơn giản hơn.
- Về khoảng cách lấy nét gần nhất của Camera Macro trên Galaxy A51 là 3cm
Do thiết kế kỹ thuật, các ống kính bình thường không thể lấy nét cực gần và cự ly canh nét tối thiểu thường là xấp xỉ 10 lần tiêu cự của chính ống kính đó. Chẳng hạn ống kính tiêu cự 50mm thì khoảng cách lấy được nét nằm trong khoảng gần nhất là 50cm. Từ đó, chúng ta có các loại ống kính: Ống kính tiêu chuẩn (normal); Ống kính góc rộng (wide-angle); Ống kính tiêu cự dài (telephoto)... Ống kính macro hay micro là ống kính được thiết kế đặc biệt để có thể canh nét thật gần (từ vài cm) và cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần. Galaxy A51 có riêng cụm camera cho macro thì ưu thế hơn rất nhiều so với chỉ dùng thuật toán, phóng đại hình ảnh. khoảng cách lấy nét gần nhất là 3cm.
- Về độ phóng đại của ống kính trên Galaxy A51:
Độ phóng đại của bất kỳ ống kính nào cũng được xác định bởi tiêu cự. Đối với chụp ảnh macro, chúng ta thường quan tâm đến mức độ cận cảnh có thể tiếp cận với chủ thể. Hai yếu tố này, bao gồm tiêu cự và khoảng cách lấy nét tối thiểu, xác định tỷ lệ phóng đại tối đa của ống kính, đôi khi được gọi là "tỷ lệ tái tạo". Ống kính macro là một ống kính có tỷ lệ độ phóng đại tối đa ít nhất là 1:1, hoặc "1x" trong thông số kỹ thuật ống kính (kích thước vật thể thực là bao nhiêu thì trên bề mặt cảm biến ảnh cũng sẽ có kích thước như vậy). Nghĩa là một chủ thể có thể được tái tạo ở kích thước hoàn chỉnh trên cảm biến hình ảnh của máy ảnh: một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là một hình ảnh 10 mm khi ống kính gần đối tượng đó. Tỷ lệ phóng đại tối đa là 1:2 hoặc "0.5x" có nghĩa là kích thước tối đa mà một hình ảnh của cùng một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là 5 mm, hoặc chỉ là bằng một nửa so với kích thước thật. Cái này chưa nghe Samsung nói, phải chờ cầm máy, test trải nghiệm cụ thể rồi chia sẻ anh em.
- Ống kính macro chuyên dụng có những ưu điểm
Về nguyên lý, cần độ nét cực bén ở cự ly gần thì không có ống kính nào qua được ống kính macro chuyên dụng. Điện thoại cũng vậy thôi, Galaxy A51 cần ống kính chuyên dụng macro cho cảm biến 5MP. Thường anh em hay kẹp cái kính phóng đại để chụp tựa như cái kính lúp, dí sát vật thể, có phóng đại nhưng khoảng ảnh rõ rất mỏng và chỉ hiệu quả diện tích nhỏ tại trung tâm, méo lệch và mờ dần quanh rìa ảnh. Nên, cái ống kính chuyên dụng macro trong cụm camera trên Galaxy A51 hy vọng là sẽ chụp tốt chủ đề cận cảnh/ macro/ close-up mà nhiều người ưa thích này. - Thuật toán phần mềm cũng đóng vai trò quan trọng
Có những điện thoại tận dụng tính chất khoảng cách lấy nét tối thiểu của các ống kính góc rộng hoặc trung bình và dùng thuật toán để người dùng có thể chụp close-up. Hoặc phức tạp hơn, thuật toán chụp theo kiểu stacking-focus và xử lý để có được bức cận cảnh phóng đại chi tiết tốt hơn mà không cần phải làm một camera macro riêng. Cho nên, Samsung không chỉ làm riêng phần cứng cho nhu cầu chụp macro, mà còn dùng phần mềm để từ dữ liệu ghi nhận được của camera macro, xử lý trong khi và sau khi chụp để có hình ảnh được phóng đại có chi tiết tốt nhất, khoảng ảnh rõ đủ sâu.
- Ứng dụng của camera macro khá nhiều
Rất nhiều người thích chụp cận cảnh tất cả những gì có chi tiết nhỏ, rất nhỏ, nhấn mạnh một vài chi tiết mà mắt nhìn bình thường khó thấy / hoặc không thấy rõ. Chụp macro rất thư giản, quên hết mọi thứ, được gọi là sự tập trung thú vị và luyện tính kiên nhẫn. Việc chụp sản phẩm nhỏ bán hàng online, hoặc cần cho thấy một chi tiết xuất sắc nào đó của sản phẩm, thì chụp macro là cần thiết... Rất nhiều, và kích thích sự sáng tạo với camera macro này.